Bò vỗ béo thiếu thị trường ổn định
Hơn 10 năm nay, chị Từ Thị Yến (43 tuổi, thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn) gắn bó với nghề nuôi bò vỗ béo.
Mỗi năm, vợ chồng chị phải đi khắp nơi để chọn giống bò với độ tuổi từ 24-36 tháng.
Để đàn bò được vỗ béo đúng chất lượng, với 3 con, mỗi lần cho ăn chị trộn 20kg bắp, 40kg cám đậm đặc và gần 10kg thực phẩm (hèm rượu, mì, cỏ…)
“Lúc đầu, tôi mua 3 con bò với giá gần 100 triệu đồng, sau 3 tháng vỗ béo thì bán được 110 triệu đồng.
Mỗi ngày bò ngày ăn 3 lần và chi phí ăn uống cho chúng khoảng 1,5 triệu đồng/ tháng/con.
Giá cả ổn định thì không sao, chứ thương lái đến mua giá thấp, mà người chăn nuôi bắt buộc phải bán để nuôi lứa tiếp theo thì lời lãi thấp lắm”- chị Yến chia sẻ.
Ông Đỗ Văn Sửu (57 tuổi, thôn Cù Lâm), cho hay, muốn nuôi bò vỗ béo hiệu quả phải có kinh nghiệm.
“Khi chọn con giống phải là bò lai, không bệnh tật, bộ khung xương to, vai rộng, đùi ngay thẳng, mông và bản lưng lớn, độ tuổi của bò không quá già… Bò phải được tiêm vaccine phòng bệnh và chuồng trại luôn sạch sẽ.
Ngoài ra, nguồn thức ăn phải phong phú, đầy đủ chất dinh dưỡng như cỏ, rơm.
Người nuôi có thể tận dụng bã hèm từ nghề nấu rượu kết hợp với bột mì, bột bắp, cám…” - ông Sửu tiết lộ.
Được xem là vùng đất tiên phong trong việc nuôi bò vỗ béo, xã Nhơn Lộc hiện có hơn 1.000 hộ dân chăn nuôi bò theo hình thức này.
Ông Trương Thanh Liêm - cán bộ khuyến nông xã Nhơn Lộc cho biết: “Năm nay, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tung bò ra thị trường quá nhiều nên tiêu thụ bò vỗ béo tại địa phương chậm và giá cả hạ 2-3 triệu đồng/con.
Để cạnh tranh, nhiều hộ dân nuôi bò vỗ béo đã áp dụng nuôi bò tơ lỡ, hạn chế nuôi bò già”.
Theo ông Đào Văn Hùng- Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bình Định, địa phương này có khoảng 270.000 con bò. Riêng về mô hình nuôi bò vỗ béo đã tồn tại hàng chục năm qua và đang rất “thịnh”.
“Tuy nhiên, người chăn nuôi đang gặp khó khăn về tiêu thụ và có khi bị thương lái o ép giá.
Hiện nay, thương lái thu mua bò vỗ béo chỉ tiêu thụ tại thị trường nhỏ lẻ, sức mua yếu và chỉ thông qua hợp đồng miệng mà không có biên bản rõ ràng hay mang tính ràng buộc pháp lý với nông dân.
Vì thế, việc liên kết chuỗi giữa người chăn nuôi và đại lý thu mua rất bấp bênh”- ông Hùng chia sẻ.
Để khắc phục tình trạng trên, ông Hùng cho biết: “Bình Định đang xây dựng thương hiệu bò chất lượng cao, chúng tôi kêu gọi doanh nghiệp đầu tư với nhiều chính sách ưu đãi.
Đồng thời, tỉnh hỗ trợ người chăn nuôi về con giống, đào tạo kỹ thuật chăm sóc; tạo chuỗi liên kết khép kín từ con giống đến đầu ra tiêu thụ sản phẩm như chợ bò, thành lập tổ, chuỗi thu gom...
Lúc đó, người chăn nuôi không lo bị o ép giá hoặc thị trường ế ẩm, thu nhập được nâng cao”.
Related news
Theo đó, trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long, thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, đã khảo nghiệm hiệu quả sử dụng bóng compact chống ẩm Điện Quang 20W thay thế cho đèn sợi đốt 60W để xử lý thanh long ra hoa trái vụ trên quy mô 1 ha ở vườn thanh long 3 tuổi, tại trạm thực nghiệm thanh long Hàm Minh. Sau 19 ngày thắp đèn, mỗi đêm trung bình 10 giờ đã cho kết quả: so với sử dụng bóng sợi đốt 60W thì bóng compact chống ẩm 20W có khả năng tiết kiệm 2/3 lượng điện năng tiêu thụ, giảm tỉ lệ bóng hư hỏng khi gặp mưa gió từ 7,8% xuống 0,5%.
Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư (TTKNKN) Hà Tĩnh thực hiện mô hình nuôi cá diêu hồng thương phẩm trong ao đất tại xã Đức Lạng - huyện Đức Thọ. Đây là đối tượng trong thời gian qua được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hà Tĩnh xây dựng ở một số địa phương như: huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và đã cho kết quả tốt về mặt kinh tế cũng như kỹ thuật nuôi.
Để giúp cá mau lớn, giảm rủi ro bệnh tật, hiện nay nhiều “đại gia” nuôi cá tra ở miền Tây thuê hẳn cả đội ngũ “ôsin” hút bùn chuyên nghiệp, chỉ cáng đáng mỗi việc “tẩy” sạch chất cặn bã dưới đáy ao.
Sau 4 tháng triển khai thực hiện mô hình trồng bắp lai thương phẩm, đến nay người dân xã Phước Đại (Bác Ái, Ninh Thuận) đã thu hoạch với năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao.
Thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ năm 2010, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã bắt đầu đưa cây măng cụt vào trồng thí điểm tại một số xã. Kết quả cho thấy, cây măng cụt phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Dự kiến trong tương lai không xa, cây măng cụt sẽ là một trong số giống cây ăn quả chủ lực được trồng trên địa bàn toàn huyện.